Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

THE POWER OF SIMPLICITY IN IELTS WRITING CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC IELTS

CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC IELTS

PART 3: THE POWER OF SIMPLICITY IN IELTS WRITING

Hello again. Hôm nay mình tiếp tục với bài chia sẻ về kỹ năng writing. Ở bài viết này, mình sẽ giúp các bạn nâng cao từng tiêu chí chấm điểm trong writing để có thể tạo ra một bài writing tốt. Sau đó mình sẽ giới thiệu cho các bạn các website kiểm tra lỗi writing miễn phí, và cuối cùng mình sẽ thảo luận một chút về các điều nên và không nên làm trong phòng thi. Ở cuối bài viết mình sẽ tặng các bạn ebook bài mẫu task 2 do mình viết. Các bài viết đều đã được chấm điểm bởi giám khảo John Marks (do thầy Simon giới thiệu).

I. Cách nâng cao trình độ writing

Mình sẽ chia phần này dựa theo các tiêu chí chấm điểm trong IELTS để giúp các bạn hiểu hơn về từng tiêu chí và meet expectations của giám khảo.

1a. Task Achievement (writing task 1)

Hiểu nôm na thì task achievement là tiêu chí đánh giá nội dung bài viết của bạn. Để có thể hoàn thành tốt tiêu chí này, bạn cần thực hiện được các điều sau.

- Mở bài paraphrase tốt câu đề bài (không thiếu các chi tiết quan trọng như quốc gia hoặc mốc thời gian).
- Đoạn overview rõ ràng, highlight được các chi tiết nổi bật.
- Bài viết miêu tả đầy đủ những nét chính của biểu đồ. Nếu là dạng biểu đồ và map thì còn cần phải thực hiện các phép so sánh.

Để paraphrase tốt thì bạn chỉ cần một vài thủ thuật nho nhỏ. Ví dụ như thay “graph” bằng “bar/line/pie chart”, thay động từ “show” bằng “compare”, thay “the percentage of” bằng “the proportion of”, thay “from 1990 to 1995” bằng “between 1990 and 1995”, và cố gắng paraphrase thông tin cụ thể của biểu đồ một chút là xong.

Phần khó viết trong task 1 có lẽ là phần overview. Đoạn overview rất ngắn, chỉ tầm 1 – 2 câu, nhưng nếu thiếu nó thì bạn chắc chắn sẽ không thể đạt điểm cao. Mình gợi ý đối với overview thì bạn nên có cái nhìn toàn cảnh. Nếu là biểu đồ thì hãy nhìn xu hướng chung (tăng hoặc giảm qua tất cả các năm) và các số liệu nổi bật (số liệu cao nhất hoặc thấp nhất trong tất cả các năm). Nếu đề bài là map thì bạn nên để ý những thay đổi lớn nhất (có nhiều tòa nhà được xây mới hay không, dân cư có khác biệt gì không, cây cối có bị chặt sạch không, diện tích khu đất có được mở rộng thêm không,…).

Để viết tốt phần thân bài dạng biểu đồ, bạn hãy nhớ rằng chỉ miêu tả số liệu thôi là chưa đủ. Bạn còn cần có khả năng nhóm các cặp số liệu lại rồi so sánh. Ví dụ so sánh một số rất cao với một số rất thấp, một số cao nhất với một số thấp nhất, hai số cao gần bằng nhau.

1b. Task Response (writing task 2)

Giám khảo sẽ đánh giá điểm task response của bạn qua các yếu tố sau.

- Bài viết trả lời trực tiếp câu hỏi
- Quan điểm rõ ràng xuyên suốt
- Đưa ra các ý liên quan (không off-topic)
- Khai triển ý đầy đủ

Hai yếu tố đầu tiên thì có lẽ khá là straightforward rồi. Mình chỉ lưu ý các bạn là hãy nhớ trả lời câu hỏi. Họ hỏi bạn đồng ý hay không đồng ý, thì bạn cần phải trả lời là bạn đồng ý, không đồng ý, hay là đồng ý ở điểm này nhưng không đồng ý ở điểm kia. Tóm lại cần phải rõ ràng.

Nói về việc đưa các ý liên quan, có lẽ một số bạn gặp khó khăn trong việc suy nghĩ ý. Có những đề thi bạn thực sự chẳng nghĩ ra được ý nào. Vậy chúng ta nên làm gì?

BE A GOOD READER BEFORE BECOMING A GOOD WRITER.

Đừng vội đặt bút viết bài khi bạn chỉ định dùng vốn kiến thức và từ vựng của bản thân bạn. Hãy tham khảo ý kiến và từ vựng của người khác trước khi viết. Bạn có một trợ thủ đắc lực cho việc này, đó chính là google. Mỗi khi bạn chuẩn bị viết 1 bài essay, bạn hãy dành ra tầm 30’ để tìm hiểu về chủ đề đó. Chẳng hạn bạn gặp phải chủ đề “Discuss the advantages and disadvantages of the Internet”. Bạn hãy thử google các keyword như là “advantages of the Internet”, “problems caused by the Internet”, “negative effects of the Internet”. Mình tin chắc bạn sẽ tìm được rất nhiều bài báo được viết bởi các writer chuyên nghiệp. Sau khi đọc các bài của họ thì bạn sẽ mượn được cả ý tưởng lẫn good topic vocabulary của họ. Khi này thì bạn đã có thể hoàn toàn tự tin viết bài.

Sau khi đã có idea chất lượng, điều bạn cần làm là giải thích tốt các idea đó. Hãy nhớ công thức giải thích ý là tự đặt câu hỏi cho bản thân. Bạn có thể đặt câu hỏi “tại sao” hoặc “thì sao” mỗi khi bạn đưa ra một idea nào đó. Ví dụ: Playing video games is very harmful to people. Why? Because those who spend a lot of time on games may not be able to engage in other productive activites.

2. Coherence and cohesion

Tiêu chí này đánh giá sự mạch lạc và dễ hiểu của bài viết. Để làm tốt tiêu chí này, bạn cần chia bài viết thành các đoạn văn (thường là 4 đoạn). Hãy nhớ rằng mỗi đoạn văn có một và chỉ một nội dung chính. Đoạn thân bài 1 bạn nói về advantages thì chỉ nói về advantages, và đoạn 2 nói về disadvantages thì chỉ nói về disadvantages.

Ngoài ra, để tăng sự liên kết cho câu văn thì bạn đừng nên lạm dụng linking words (therefore, as a result, however,…), mà hãy dùng các phương pháp như conjunction (and, so, but, or, if, when,…) và referencing (this, that, it, they, these, those, them, their,…). Conjunction và referencing vừa dễ sử dụng lại vừa mang lại cho bạn điểm C&C cao => rất tuyệt vời.

3. Lexical Resource

Lexical Resource là tiêu chí chấm vocabulary mà bạn dùng trong bài. Hãy nhớ, chìa khóa dẫn đến điểm vocabulary cao không phải là academic vocabulary gì cả, mà chính là topic vocabulary. Topic vocabulary gồm có từ vựng đơn lẻ liên quan đến chủ đề. Ví dụ chủ đề work thì job, salary, employment, staff được xem là topic vocabulary. Cao cấp hơn thì ta có collocation, chẳng hạn như unemployment benefits, job hopping, career advancement, promotion opportunities. Ok, vậy câu hỏi đặt ra là làm cách nào để chúng ta có thể tích lũy được những từ vựng chất như vậy cho các chủ đề khác nhau?

Phương pháp đọc tham khảo trước khi viết giống như mình nêu ở phần Task Response chắc chắn là sẽ hữu ích cho cả vốn topic vocabulary của bạn. Mỗi khi bạn gặp chủ đề nào thì bạn chỉ cần google vài keyword về chủ đề đó. Sau đó bạn click vào vài link và đọc. Trong lúc đọc bạn sẽ thu được nhiều ý tưởng hay ho cho bài viết của bạn, và dĩ nhiên cũng sẽ chú ý đến những từ vựng chất lượng mà tác giả dùng trong bài. Đọc tham khảo xong thì bạn ngay lập tức áp dụng các từ vựng đó vào bài viết của bạn => nâng vốn từ vựng chủ động một cách nhanh gọn lẹ, không cần phải trải qua 4 bước như cách học mình nêu trong part 2. Và dĩ nhiên phương pháp này khuyến mãi cho bạn thêm một lợi ích nữa, đó là giúp bạn tăng trình reading.

4. Grammatical Range And Accuracy

Tiêu chí này thì quá rõ ràng rồi. Mình chỉ muốn lưu ý các bạn vài điều như sau.

- Bài viết sạch (ít lỗi) sẽ tốt hơn bài viết nhiều cấu trúc phức tạp nhưng đầy lỗi.
- Các cấu trúc phức tạp sẽ giúp bạn gây ấn tượng với giám khảo. Các cấu trúc phức tạp đơn giản chỉ là những cấu trúc câu ghép và câu phức được tạo ra từ các conjunction như and, so, but, because, if, when, relative clauses,…
- Không cần dùng bất cứ điểm ngữ pháp cao siêu nào, như là đảo ngữ hay là thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn.

II. Các website check lỗi writing miễn phí

Dù bạn có chăm chỉ nâng trình writing đến cỡ nào thì khi viết bài bạn vẫn cần được sửa lỗi. Nếu như bạn ngại việc trả phí cho các dịch vụ sửa bài thì bạn có thể sử dụng các trang web sau để check lỗi. Dĩ nhiên máy check thì sẽ không chính xác bằng người, và máy thì cũng không có khả năng feedback bài viết cho bạn.

- Virtual Writing Tutor

Trang này mình highly recommend. Bạn không cần đăng ký gì cả. Chỉ cần copy bài viết vào khung, sau đó chọn khía cạnh bạn cần check. Trang này giúp bạn check rất nhiều khía cạnh khác nhau của writing, gồm có spelling, grammar, và highlight các vocabulary mà bạn dùng thuộc topic nào.
Link: https://virtualwritingtutor.com/?action=proc

Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số web sau.

- Grammarly: https://www.grammarly.com/
- Ginger Software: http://www.gingersoftware.com/

III. Các điều nên và không nên làm trong phòng thi

*Nên

- Dành tối đa 20’ cho task 1
- Viết overview của task 1 ở đoạn văn số 2 (để chắc chắn bạn không thiếu overview, ngay cả khi bạn không kịp viết hết nguyên bài)
- Dành ít nhất 5’ để lập dàn ý cho task 2
- Dành ít nhất 3’ cuối giờ để check lại bài
- Trong thời gian check bài, hãy đếm chữ trước rồi hẳn rà soát lỗi sau

*Không nên

- Làm task 2 trước rồi mới làm task 1 (vì khi làm xong task 1 trước thì bạn sẽ yên tâm hơn, có thể bình tĩnh làm task 2)
- Vì thấy đã tốn nhiều hơn 20’ cho task 1 nên không chịu dành thời gian lập dàn ý task 2
- Đi vệ sinh trong lúc thi writing (vì sẽ làm mạch suy nghĩ bị đứt quãng)
- Uống nước trong lúc thi writing (vì sẽ làm bạn muốn đi vệ sinh)

Done! Bây giờ thì mình xin tặng mọi người sách bài mẫu writing task 2 của mình. Mọi người down về tham khảo nhé. Style viết của mình là style đơn giản, dễ hiểu, tập trung vào sự logic và sử dụng collocation. Đó chính là lý do mình đặt tiêu đề part 3 như trên.

 
Scroll to top