Mình xin chia sẻ kinh nghiệm thực tế tăng 2.5 band Reading trong 1 tháng
Chào các cậu. Tớ thi IELTS năm ngoái vào 19.11 với kết quả Reading là 5.0. Tớ thi lại vào 30.3 thì skill này lên 7.5. Khoảng cách giữa 2 kỳ thi là 4 tháng nhưng vì trung vào đúng dịp bánh chưng rồi các kỳ nghỉ, tớ chỉ ôn thi trong vòng 2 tháng và dành 1 tháng cuối cùng để vực Reading lên, với hi vọng nó được ít nhất 6.5. Nhìn vào điểm đóm các cậu cũng đủ hiểu tớ căm thù Reading như thế nào. Vậy mà cuối cùng nó là lại skill cứu cả bảng điểm của tớ. Tớ xin chia sẻ kinh nghiệm của mình, hi vọng giúp ích cho các bạn đang học ielts tại nhà.
1. Skim, scan or vocabulary?
Các bạn ôn luyện IELTS chắc hẳn nắm khá rõ về skill Skim, Scan. Tất cả các thầy cô giáo luyện IELTS mình gặp đều nhắc về những Skill này. Nhưng vấn đề là ở chỗ, skim scan giỏi thế nào, nếu không có vốn từ vựng để hiểu key words thì phần trăm làm đúng sẽ rất thấp. Hơn thế nữa, nếu chỉ áp dụng Skim Scan thì tỷ lệ khá cao các cậu sẽ bỏ qua đáp án.
Nên trước tiên, chúng ta nên biến kỹ năng Skimming and Scanning thành Finding and Understanding.
Về cách học từ mới, trước đây tớ đâm đầu vào học điên đảo, thấy bất cứ từ mới nào là tra lấy tra để rồi học ngấu học nghiến, từ các từ mới học thuật đến khoa học luôn. Và cuối cùng thì ngày hôm sau lượng từ rơi vãi mất tầm 50-60%. Tớ không khuyến khích các bạn học cách này. Có một thời gian thì tớ kiểu kệ không thèm học từ mới nữa, chỉ chăm chăm skim scan rồi tìm key words, đoán mò, kết quả cũng chả ăn thua.
Kỳ thi ielts này tớ đã nghĩ Nếu mình vẫn cứ giữ nguyên cách học cũ thì đòi hỏi tăng band sao được. Nên tớ đã thử cách mới. Cách này mọi người nhắc đến khá nhiều, nhưng mà rất dễ nản, đó là kẻ bảng và so sánh các cụm từ trong câu hỏi và bài đọc. Ví dụ như trong câu hỏi có cụm “conflicting theories” thì cụm tương ứng có trong bài đọc là “a matter for disagreement”. Cách này giúp các cậu thêm vốn từ vựng, đồng thời tăng khả năng cảm nhận, nhanh nhạy về các cụm từ đồng nghĩa trong Reading. Quan trọng nhất các cậu hiểu được tại sao đáp án lại thế. Thông thường mọi người làm xong Reading, check đáp án rồi chỉ muốn quăng luôn 1 xó chứ thời gian ngồi tìm hiểu lời giải thích hơn cả thời gian làm bài luôn. Thế nên tớ mới nói cách này ban đầu rất nản luôn.
Nhưng 10 ngày sau khi áp dụng cách này thì tớ cảm nhận rõ rệt trình độ Reading của tớ lên, không phải nhờ ăn may mà là nhờ chính vốn từ vựng của mình. Tớ hi vọng những ai đang hoặc sẽ áp dụng cách này, hãy cứ kiên trì một thời gian nhé, sẽ có thành quả thôi.
Các bạn ôn luyện IELTS chắc hẳn nắm khá rõ về skill Skim, Scan. Tất cả các thầy cô giáo luyện IELTS mình gặp đều nhắc về những Skill này. Nhưng vấn đề là ở chỗ, skim scan giỏi thế nào, nếu không có vốn từ vựng để hiểu key words thì phần trăm làm đúng sẽ rất thấp. Hơn thế nữa, nếu chỉ áp dụng Skim Scan thì tỷ lệ khá cao các cậu sẽ bỏ qua đáp án.
Nên trước tiên, chúng ta nên biến kỹ năng Skimming and Scanning thành Finding and Understanding.
Về cách học từ mới, trước đây tớ đâm đầu vào học điên đảo, thấy bất cứ từ mới nào là tra lấy tra để rồi học ngấu học nghiến, từ các từ mới học thuật đến khoa học luôn. Và cuối cùng thì ngày hôm sau lượng từ rơi vãi mất tầm 50-60%. Tớ không khuyến khích các bạn học cách này. Có một thời gian thì tớ kiểu kệ không thèm học từ mới nữa, chỉ chăm chăm skim scan rồi tìm key words, đoán mò, kết quả cũng chả ăn thua.
Kỳ thi ielts này tớ đã nghĩ Nếu mình vẫn cứ giữ nguyên cách học cũ thì đòi hỏi tăng band sao được. Nên tớ đã thử cách mới. Cách này mọi người nhắc đến khá nhiều, nhưng mà rất dễ nản, đó là kẻ bảng và so sánh các cụm từ trong câu hỏi và bài đọc. Ví dụ như trong câu hỏi có cụm “conflicting theories” thì cụm tương ứng có trong bài đọc là “a matter for disagreement”. Cách này giúp các cậu thêm vốn từ vựng, đồng thời tăng khả năng cảm nhận, nhanh nhạy về các cụm từ đồng nghĩa trong Reading. Quan trọng nhất các cậu hiểu được tại sao đáp án lại thế. Thông thường mọi người làm xong Reading, check đáp án rồi chỉ muốn quăng luôn 1 xó chứ thời gian ngồi tìm hiểu lời giải thích hơn cả thời gian làm bài luôn. Thế nên tớ mới nói cách này ban đầu rất nản luôn.
Nhưng 10 ngày sau khi áp dụng cách này thì tớ cảm nhận rõ rệt trình độ Reading của tớ lên, không phải nhờ ăn may mà là nhờ chính vốn từ vựng của mình. Tớ hi vọng những ai đang hoặc sẽ áp dụng cách này, hãy cứ kiên trì một thời gian nhé, sẽ có thành quả thôi.
2. Do “paragraph” last?
Mục này tớ muốn gửi đến các cậu lời khuyên về thứ tự làm bài trong IELTS Reading. Về phần này tớ nghĩ rằng các cậu đã đọc rất nhiều bài viết rồi. Và hầu như bài viết nào cũng khuyên là Hãy đi tìm key words cho các câu hỏi có tên riêng, số năm; để bài nối chủ đề từng đoạn văn ở cuối blah blah. Những cách này thật sự rất hữu ích mà tớ nghĩ ai cũng cần nắm được. Tuy nhiên, có 1 điều tớ tin là Vạn lời khuyên không bằng khi các cậu tìm ra được con đường dành cho riêng mình. Sau khi vực được vốn từ vựng của mình lên, tớ dành ít thời gian để chỉ ra điểm mạnh của bản thân trong Reading và tớ nhận thấy mình có điểm mạnh về trí nhớ khá tốt. Một trong những rule làm Reading tớ đặt ra cho mình đó là bất kể bài Reading nào có task Paragraph, tớ sẽ làm trước tiên. Cách làm của tớ như sau: Tớ đọc 1 lượt các chủ đề cho sẵn ở Paragraph, khoanh và nhớ luôn các key words. Sau đó tớ đọc luôn các câu hỏi ở mục khác, cũng khoanh và nhớ luôn các key words. Sau đó tớ bắt đầu đọc từ trên xuống dưới. Vừa đọc vừa hiểu, qua 1 paragraph tớ suy ra được về chủ đề, đồng thời nếu trong paragraph đó có nhắc đến các vấn đề liên quan đến các câu hỏi khác trong bài, tớ có thể làm luôn hoặc note lại. Cách này giúp tớ tiết kiệm thời gian rất nhiều vì có thể làm tất cả các task trong bài, với điều kiện phải nhớ được các vấn đề câu hỏi đề cập đến là gì. Trước tớ cũng hay để Paragragh cuối cùng, làm chán chê các câu khác rồi quay lại paragraph lại phải đọc lại lần nữa mất sức hết nên toàn đoán bừa rồi sai hết. Sau khi áp dụng cách này thì hầu như bài Paragraph nào tớ cũng làm đúng hết. Thêm 1 tips nữa đối với dạng bài Paragraph, tớ có nghe một giáo viên nói là nên chú ý các câu đầu hoặc câu cuối của đoạn văn vì các câu này chứa chủ đề đoạn văn thì tớ thành thật khuyên các bạn quên nó đi. Vì trong quá trình luyện tớ không thấy quy luật đó đúng tí nào, tất cả đáp án tớ làm cho Paragraph đều là do tớ đọc toàn bộ đoạn văn, rồi tự suy ra chủ đề của nó.
Mục này tớ muốn gửi đến các cậu lời khuyên về thứ tự làm bài trong IELTS Reading. Về phần này tớ nghĩ rằng các cậu đã đọc rất nhiều bài viết rồi. Và hầu như bài viết nào cũng khuyên là Hãy đi tìm key words cho các câu hỏi có tên riêng, số năm; để bài nối chủ đề từng đoạn văn ở cuối blah blah. Những cách này thật sự rất hữu ích mà tớ nghĩ ai cũng cần nắm được. Tuy nhiên, có 1 điều tớ tin là Vạn lời khuyên không bằng khi các cậu tìm ra được con đường dành cho riêng mình. Sau khi vực được vốn từ vựng của mình lên, tớ dành ít thời gian để chỉ ra điểm mạnh của bản thân trong Reading và tớ nhận thấy mình có điểm mạnh về trí nhớ khá tốt. Một trong những rule làm Reading tớ đặt ra cho mình đó là bất kể bài Reading nào có task Paragraph, tớ sẽ làm trước tiên. Cách làm của tớ như sau: Tớ đọc 1 lượt các chủ đề cho sẵn ở Paragraph, khoanh và nhớ luôn các key words. Sau đó tớ đọc luôn các câu hỏi ở mục khác, cũng khoanh và nhớ luôn các key words. Sau đó tớ bắt đầu đọc từ trên xuống dưới. Vừa đọc vừa hiểu, qua 1 paragraph tớ suy ra được về chủ đề, đồng thời nếu trong paragraph đó có nhắc đến các vấn đề liên quan đến các câu hỏi khác trong bài, tớ có thể làm luôn hoặc note lại. Cách này giúp tớ tiết kiệm thời gian rất nhiều vì có thể làm tất cả các task trong bài, với điều kiện phải nhớ được các vấn đề câu hỏi đề cập đến là gì. Trước tớ cũng hay để Paragragh cuối cùng, làm chán chê các câu khác rồi quay lại paragraph lại phải đọc lại lần nữa mất sức hết nên toàn đoán bừa rồi sai hết. Sau khi áp dụng cách này thì hầu như bài Paragraph nào tớ cũng làm đúng hết. Thêm 1 tips nữa đối với dạng bài Paragraph, tớ có nghe một giáo viên nói là nên chú ý các câu đầu hoặc câu cuối của đoạn văn vì các câu này chứa chủ đề đoạn văn thì tớ thành thật khuyên các bạn quên nó đi. Vì trong quá trình luyện tớ không thấy quy luật đó đúng tí nào, tất cả đáp án tớ làm cho Paragraph đều là do tớ đọc toàn bộ đoạn văn, rồi tự suy ra chủ đề của nó.
3. Thời gian?
Có rất nhiều bạn có câu hỏi rằng, trong vòng khoảng tầm đấy thời gian có nâng được lên band này band nọ không. Thì mình nghĩ rằng các cậu nên dừng cân nhắc về vấn đề thời gian mà hãy đặt câu hỏi Mình phải làm thế nào để đạt được thứ mình mong muốn. Thời gian cũng quan trọng đấy, nhưng nó không quan trọng bằng việc các cậu học như thế nào và học được những gì. Cân nhắc quá nhiều về việc còn ít hay còn nhiều thời gian sẽ làm mòn ý chí của các cậu. Cứ thử mọi cách có thể, bởi nếu muốn đạt được thứ các cậu chưa bao giờ có, thì phải làm những việc chưa bao giờ làm mà.
Có rất nhiều bạn có câu hỏi rằng, trong vòng khoảng tầm đấy thời gian có nâng được lên band này band nọ không. Thì mình nghĩ rằng các cậu nên dừng cân nhắc về vấn đề thời gian mà hãy đặt câu hỏi Mình phải làm thế nào để đạt được thứ mình mong muốn. Thời gian cũng quan trọng đấy, nhưng nó không quan trọng bằng việc các cậu học như thế nào và học được những gì. Cân nhắc quá nhiều về việc còn ít hay còn nhiều thời gian sẽ làm mòn ý chí của các cậu. Cứ thử mọi cách có thể, bởi nếu muốn đạt được thứ các cậu chưa bao giờ có, thì phải làm những việc chưa bao giờ làm mà.
4. Tài liệu
Quan trọng nhất vẫn là bộ Cam, đặc biệt là Cam 9-11 nhé.
Các cậu có thể tham khảo sách Actual Test hoặc IELTS Plus. Nhiều bạn hỏi độ khó tương đương giữa những cuốn này với đề thi thật. Thì tớ nghĩ chung chung thì 2 cuốn này khó hơn đề thi thật, nhưng còn tuỳ thuộc vào độ hên xui nữa. Nên tớ xác định tinh thần làm được bao nhiêu thì làm, không bổ đầu thì bổ đuôi.
Tớ nghĩ Reading có thể tự học được, nhưng nếu các bạn cân nhắc khoá học, tớ suggest các bạn khoá Reading của a Thắng (IELTS Quang Thắng), và sách Reading của anh Bách.
Ngoài ra, nếu các cậu muốn thử sức với đề thi thật được sưu tầm, các bạn có thể tìm facebook IELTS step-by-step để đăng ký nhận bộ tài liệu nhé.
Trên đây là tóm gọn các kinh nghiệm tự luyện thi ielts tại nhà chính của tớ kỳ thi vừa qua.
Nếu các cậu có câu hỏi thì inb tớ nhé. Rảnh thì sẽ check trả lời.
Quan trọng nhất vẫn là bộ Cam, đặc biệt là Cam 9-11 nhé.
Các cậu có thể tham khảo sách Actual Test hoặc IELTS Plus. Nhiều bạn hỏi độ khó tương đương giữa những cuốn này với đề thi thật. Thì tớ nghĩ chung chung thì 2 cuốn này khó hơn đề thi thật, nhưng còn tuỳ thuộc vào độ hên xui nữa. Nên tớ xác định tinh thần làm được bao nhiêu thì làm, không bổ đầu thì bổ đuôi.
Tớ nghĩ Reading có thể tự học được, nhưng nếu các bạn cân nhắc khoá học, tớ suggest các bạn khoá Reading của a Thắng (IELTS Quang Thắng), và sách Reading của anh Bách.
Ngoài ra, nếu các cậu muốn thử sức với đề thi thật được sưu tầm, các bạn có thể tìm facebook IELTS step-by-step để đăng ký nhận bộ tài liệu nhé.
Trên đây là tóm gọn các kinh nghiệm tự luyện thi ielts tại nhà chính của tớ kỳ thi vừa qua.
Nếu các cậu có câu hỏi thì inb tớ nhé. Rảnh thì sẽ check trả lời.